Trong vòng 30 năm, một căn bệnh hiếm gặp được ít người biết đến: ‘Rối loạn phổ tự kỷ’ (ASD) đã trở thành một trong những bệnh lý rối loạn phát triển lan tỏa phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em Mỹ. Đã đến lúc ngừng các những chương trình điều trị lỗi thời.

Phương pháp điều trị thông thường của bệnh tự kỷ chỉ gồm một số liệu pháp nhất định, cùng một số loại thuốc có hiệu quả không cao. Với hàng chục năm nghiên cứu và thực hành lâm sàng, một nhóm các bác sĩ vô cùng tâm huyết đã chỉ ra rằng: thực tế cho thấy, tự kỷ là một căn bệnh có thể điều trị được.

Tại Mỹ, cứ 59 trẻ em sẽ có 1 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Hiện tại số bệnh nhân tự kỷ chiếm 1% tổng dân số Hoa Kỳ.

Chi phí trọn đời cho những bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ là khoảng gần 2 triệu USD mỗi người. 35% thanh niên mắc bệnh tự kỷ không thể làm việc được và phải sống phụ thuộc vào gia đình hoặc các dịch vụ công cộng. Các chuyên gia dự đoán rằng tỷ lệ mắc của bệnh tự kỷ sẽ tăng 15-25% trong thập kỷ tới, khiến ảnh hưởng của căn bệnh này ngày càng nặng nề hơn.

Rối loạn phổ tự kỷ là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh và hành vi với đặc trưng lâm sàng là sự chậm chạp, khác biệt trong giao tiếp, tương tác xã hội cũng như các hành vi lặp đi lặp lại và ít có sở thích.

Hiện tại, đại đa số các bác sĩ thường chẩn đoán căn bệnh này dựa vào chẩn đoán tâm thần chủ quan với sự biểu hiện hành vi của trẻ hơn. Các bác sĩ vẫn chưa thể chẩn đoán khách quan dựa trên sự mất cân bằng của các yếu tố trong cơ thể. Những yếu tố này có thể đo lường được và là nguyên nhân dẫn đến các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ.

Sự khác biệt tinh tế nhưng rõ ràng trong chẩn đoán bệnh tự kỷ đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các thử nghiệm y tế. Nhiều thử nghiệm gặp khó khăn và kết quả không nhất quán. Bởi vì bệnh nhân được lựa chọn dựa trên hành vi chủ quan chứ không phải dựa vào sự mất cân bằng khách quan của các yếu tố nguyên nhân, và yếu tố thúc đẩy trên lâm sàng. Điều này làm giảm sức mạnh nghiên cứu và làm giảm hiệu quả tiềm năng của các phương pháp điều trị đang được nghiên cứu.

Không có nguyên nhân duy nhất của bệnh tự kỷ. Ngược lại, các nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và phong phú tùy vào từng người. Đó là lý do tại sao các công ty dược không thể tạo ra các loại thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể tập trung vào kiểm soát các triệu chứng đơn giản (như sử dụng các loại thuốc chống loạn thần để điều trị trạng thái kích động hoặc dùng các loại thuốc hưng thần để điều trị biểu hiện mất tập trung).

Trong bài viết này, tác giả sẽ không nói rõ về một nhóm bệnh nhân tự kỷ. Đó là những thanh thiếu niên hoặc những người lớn mắc bệnh tự kỷ nhưng có mức độ chức năng cao. Những người này có thể viết những bài viết dài và hùng hồn trên mạng xã hội, thể hiện sự ủng hộ của họ đối với sự đa dạng thần kinh và cho rằng họ không cần phải thay đổi bất cứ điều gì ở bản thân mình. Ông muốn khen ngợi sự dũng cảm và những chức năng mà họ có được.

Bài viết này, chủ yếu nói đến những trẻ tự kỷ không thể có cuộc trò chuyện đơn giản với người thân và không thể thể hiện được nhu cầu của bản thân. Phần lớn thời gian trong ngày, những trẻ này sẽ có các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc tự kích thích bản thân.

Trẻ sẽ không thể có những chuyến đi mua sắm đơn giản hay không thể ngồi, ăn uống bình thường với bố mẹ trong nhà hàng. Đây là những trẻ có mức độ chức năng rất thấp. Nếu không được can thiệp trẻ sẽ phải sống phụ thuộc vào người khác khi trưởng thành hoặc cả đời.

Các bác sĩ theo phương pháp điều trị cổ điển sẽ có rất ít phương pháp điều trị để áp dụng cho những trẻ này. Họ được dạy rằng không có cách điều trị hay chữa khỏi bệnh tự kỷ và các triệu chứng và hành vi của trẻ chính là biểu hiện của bệnh tự kỷ.

Trong mô hình chẩn đoán hiện tại, chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ được thực hiện một cách chủ quan, chủ yếu dựa trên các triệu chứng và hành vi mà trẻ thể hiện ra.

Cách lập luận ở đây là: các triệu chứng là yếu tố để chẩn đoán xác định bệnh (có hành vi này, do đó, mắc bệnh tự kỷ) và bệnh gây ra các triệu chứng (trẻ tự kỷ, do đó, có hành vi này). Đây là một sai lầm về logic được gọi là vòng tròn nguyên nhân và hậu quả.

Với kiểu lập luận phi logic này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi y học cổ điển không giúp được nhiều cho nhóm trẻ tự kỷ này ngoài việc sử dụng liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) và có thể sử dụng thêm những loại thuốc để làm điều trị triệu chứng. Tự kỷ không phải là do một tác nhân nào đó lây nhiễm và gây bệnh cho trẻ. Tự kỷ là một từ được dùng để mô tả những người có những hành vi giống nhau bắt nguồn từ sự mất cân bằng sinh lý ở nhiều phương diện khác nhau.

Vai trò của di truyền

Trong vòng 10 năm qua, y học cổ điển đã dùng rất nhiều nguồn lực để xác định các gen liên quan đến bệnh tự kỷ. Mặc dù đã chi hàng tỷ đô la, nhưng tỷ lệ bệnh nhân xác định được nguyên nhân di truyền rõ ràng vẫn chưa được thay đổi đáng kể. Việc sử dụng tài nguyên không đúng hướng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các bệnh nhân này. Có thể những trẻ tự kỷ trong tương lai sẽ nhận được nhiều lợi ích từ các nghiên cứu này. Nhưng thế hệ trẻ tự kỷ hiện nay lại nằm ngoài sự phân bổ nguồn lực trong mô hình y tế hiện tại.

Ngày nay, đã có những phương pháp điều trị hiệu quả cho những trẻ tự kỷ. Nếu có đủ kinh phí nghiên cứu, những phương pháp điều trị này sẽ được tinh chỉnh và cải tiến với tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

Phương pháp tiếp cận theo hướng y học chức năng

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng hai câu hỏi chính:

  1. Cơ thể và não bộ có nhận được những yếu tố cần thiết để hoạt động một cách tối ưu hay không (ví dụ như các loại vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3, thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe, v.v.)? Hãy cung cấp thêm các yếu tố này.
  2. Có những thành phần nào đang cản trở khả năng hoạt động tối ưu của cơ thể và bộ não (ví dụ như chất độc, nhiễm trùng tiềm ẩn, hệ vi sinh vật mất cân bằng, các gốc tự do, cytokine, histamine,v.v.)? Hãy loại bỏ những thành phần này.

Dựa trên hai câu hỏi này, chúng ta có thể xác định và điều chỉnh những nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy dẫn đến sự mất cân bằng trên lâm sàng.

Chúng ta sẽ không chấp nhận lối suy nghĩ thông thường cho rằng tự kỷ là do một tác nhân nào đó gây ra bệnh. Thay vào đó, chúng ta sẽ hiểu rằng tự kỷ là từ dùng để mô tả một nhóm người có chung những bất thường về phát triển và hành vi. Thông qua việc cung cấp cho cơ thể và bộ não những yếu tố cần thiết cần và loại bỏ những thành phần gây trở ngại, chúng ta sẽ có tiềm năng để cải thiện đáng kể chức năng não và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân này.

Tự kỷ là từ dùng để mô tả một nhóm người có chung những bất thường về phát triển và hành vi. (Ảnh: Hans Kretzmann/Pixabay)
Tự kỷ là từ dùng để mô tả một nhóm người có chung những bất thường về phát triển và hành vi. (Ảnh: Hans Kretzmann/Pixabay)

Phương pháp điều trị hiện tại cho các bệnh nhân tự kỷ
Phương pháp điều trị chính hiện nay cho các bệnh nhân tự kỷ là Phương pháp Phân tích Hành vi Ứng dụng (ABA). Đây là một phương thức trị liệu dựa trên các nguyên tắc điều kiện hóa từ kết quả và nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có hiệu quả đối với trẻ mắc Rối loạn phổ tự kỷ.

Liệu pháp nghề nghiệp và liệu pháp lời nói cũng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Chúng ta cần tiếp tục áp dụng tất cả những phương thức này, đồng thời gia đình và trẻ cũng phải làm việc với một bác sĩ có kinh nghiệm để xác định nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự hình thành căn bệnh này.

Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự hình thành rối loạn phổ tự kỷ

Một nhóm nghiên cứu quy mô lớn cho thấy rằng Rối loạn phổ tự kỷ là một bệnh lý viêm nhiễm có liên quan đến rối loạn chức năng miễn dịch, được kích hoạt bởi các tác nhân có trong môi trường. Sự hoán vị của ba thành phần này chính là nguyên nhân và/hoặc các yếu tố thúc đẩy ở các bệnh nhân Rối loạn phổ tự kỷ. Có rất nhiều tình trạng mất cân bằng trên lâm sàng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng não của trẻ tự kỷ.

Stress oxy hóa và viêm mạn tính: Hai yếu tố này xuất hiện ở phần lớn trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ. Giải quyết hai vấn đề quan trọng này là điều cần thiết để điều trị thành công.

Rối loạn tiêu hóa với hiện tượng tăng tính thấm thành ruột: Sự thay đổi bệnh lý của hệ vi sinh vật đường ruột cùng với “hội chứng ruột rò rỉ” là hai yếu tố có thể gây ra rối loạn chức năng miễn dịch và tạo ra hiện tượng tự miễn.

Rối loạn chức năng ty thể: Yếu tố này liên quan đến sự suy yếu của bào quan chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho tế bào. Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng ở trạng thái suy yếu này, ty thể trở thành nơi tạo ra phản ứng viêm nhiều hơn so với vai trò tạo ra năng lượng.

Nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đầy đủ: Yếu tố này ít khi là nguyên nhân trực tiếp mà thường là yếu tố thúc đẩy. Tình trạng không cung cấp đủ dinh dưỡng xảy ra do sự thiếu hụt nguồn cung cấp, kém hấp thu ở đường tiêu hóa, hoặc xuất hiện các biến thể và đột biến ở các enzyme tham gia vào quá trình sử dụng chất dinh dưỡng.

Nhạy cảm và không dung nạp với thức ăn: Nguyên nhân này thường gặp với gluten và casein. Sự nhạy cảm và không dung nạp với những chất này có thể tạo ra hiện tượng rối loạn chức năng miễn dịch, tình trạng viêm và các sản phẩm phụ giống opioid ở những bệnh nhân nhạy cảm.

Suy giảm khả năng giải độc: Tình trạng này là hậu quả của sự mất cân bằng các yếu tố khác và thỉnh thoảng cũng là một nguyên nhân gây bệnh đơn lẻ.

Hiện tượng tự miễn hoặc rối loạn chức năng miễn dịch: Tình trạng này thường bắt nguồn từ các vấn đề dai dẳng ở đường tiêu hóa, là một yếu tố làm giảm sản xuất năng lượng và gây ra tình trạng viêm mạn tính. Bởi vậy chúng ta cần phải thận trọng khi làm tác động đến hệ miễn dịch.

Suy giảm khả năng sản xuất hormone và các chất dẫn truyền thần kinh: Điều này thể hiện rõ qua việc giảm nồng độ oxytocin (“hormone tình yêu”), tăng nồng độ cortisol (“hormone căng thẳng”), cũng như sự thay đổi thất thường nồng độ của adrenaline, dopamine và serotonin dẫn đến sự xuất hiện của các hành vi tự kích thích và tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở bệnh nhân tự kỷ.

Kết luận

Một hoặc nhiều yếu tố trên sẽ xuất hiện ở phần lớn các bệnh nhân tự kỷ. Chính sự tương tác phức tạp của các tình trạng mất cân bằng ở trên đã tạo ra biểu hiện lâm sàng phức tạp của bệnh tự kỷ. Hàng chục yếu tố mất cân bằng khác, tuy rằng ít phổ biến hơn, nhưng cũng đã được xác định là nguyên nhân tạo nên sự phức tạp của bệnh tự kỷ.

Hiện tại, bệnh tự kỷ đã được xem là một căn bệnh có thể điều trị được nhưng chúng ta phải thay thế những tư duy lỗi thời từ thế kỷ 20.

Cách tiếp cận tối ưu để điều trị bệnh tự kỷ trong thế kỷ 21 vẫn là can thiệp sớm với các dịch vụ giáo dục và tâm lý (ABA, giáo dục đặc biệt, liệu pháp nghề nghiệp và ngôn ngữ), can thiệp từ “từ ngoài vào trong” cũng như tìm hiểu sâu về các yếu tố nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy “từ trong ra ngoài” dựa trên y học chức năng.

Chú ý: Các bài báo của Epoch Health nhằm mục đích cung cấp thông tin và không thay thế cho tư vấn y tế cá nhân. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia đáng tin cậy để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị y tế cá nhân. Nếu bạn có câu hỏi? Hãy gửi email cho chúng tôi tại AskADoctor@epochtimes.nyc

(Bài đăng trên tờ The Epoch Times – Epoch Health tác giả bài viết: Armen Nikogosian

Armen Nikogosian: Là Bác sĩ thực hành theo hướng y học chức năng và y học tích hợp tại Trung tâm Southwest Functional Medicine ở Henderson, tiểu bang Nevada. Ông được chứng nhận bởi hội đồng chuyên khoa nội và là thành viên của Viện Y học Chức năng và Học viện Y khoa về Nhu cầu Đặc biệt Nhi khoa. Phương pháp thực hành của ông tập trung vào việc điều trị các bệnh lý phức tạp, đặc biệt là Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em cũng như các bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa và hiện tượng tự miễn ở người lớn.

Theo The Epoch Times – Epoch Health tiếng Anh

Đức Nhân biên dịch

Similar Posts